Bản báo cáo thường niên nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của khả năng thu hút sự chú ý, khả năng hiển thị, cũng như mức độ phù hợp với thương hiệu trong việc tối ưu hiệu quả quảng cáo
Hà Nội, Việt Nam – Ngày 23 Tháng 7 Năm 2025 – DoubleVerify (“DV”) (NYSE: DV), nền tảng phần mềm hàng đầu về tối ưu hóa quảng cáo, đo lường chất lượng truyền thông và hiệu quả chiến dịch, vừa công bố Báo cáo Global Insights 2025 dành cho khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC), hé lộ những xu hướng quảng cáo nổi bật và các chỉ số tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả. Báo cáo phân tích dữ liệu từ hơn một nghìn tỷ lượt hiển thị quảng cáo trên máy tính, thiết bị di động và truyền hình kết nối (CTV), cũng như khảo sát ý kiến các nhà tiếp thị và người tiêu dùng trên toàn cầu.
Báo cáo năm nay chỉ ra những thách thức ngày càng tăng mà các nhà quảng cáo APAC đang phải đối mặt, trong bối cảnh tỷ lệ vi phạm tính phù hợp thương hiệu (brand suitability) và gian lận quảng cáo (fraud) có xu hướng tăng lên, còn khả năng hiển thị thực tế (authentic viewability) lại khá thấp. Mặc dù vậy, báo cáo vẫn cho thấy những dấu hiệu đáng khích lệ, với mức tăng đáng kể trong tỷ lệ hiển thị quảng cáo video, và chỉ số thu hút sự chú ý (attention) tiếp tục dẫn đầu trên khắp thế giới, xuyên suốt các định dạng và thiết bị. Những kết quả này cho thấy các nhà quảng cáo cần phải tùy chỉnh các chiến lược để vừa thúc đẩy hiệu suất, vừa tăng cường hiệu quả thực tế của quảng cáo.
Các xu hướng nổi bật tại APAC cũng như Việt Nam bao gồm:
- Tính phù hợp thương hiệu: Tại Việt Nam, tỷ lệ vi phạm tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 8,3%, cao hơn mức trung bình khu vực là 7,7%. Nguyên nhân được cho là bởi các chu kỳ tin tức biến động mạnh tại khu vực, như tin tức về các sự kiện chính trị nhạy cảm và các nội dung giật gân.
- Gian lận quảng cáo và Lưu lượng truy cập không hợp lệ (SIVT): Tỷ lệ gian lận trung bình tại Đông Nam Á giảm xuống còn 0,8%, trong khi ở Việt Nam chỉ là 0,4%, giảm 1% so với năm trước. So với chuẩn toàn cầu, tỷ lệ gian lận quảng cáo tại khu vực APAC thấp hơn tới 18%, là khu vực có tỷ lệ thấp thứ 2 trên toàn thế giới.
- Khả năng hiển thị: Tỷ lệ hiển thị thực tế tại Việt Nam giảm xuống còn 69%, giảm 4% so với năm trước. Trong đó, cả quảng cáo hiển thị và video đều sụt giảm, lần lượt 3% và 4%, cho thấy cần đánh giá lại hiệu suất hiển thị và tìm giải pháp cải thiện.
- Các chỉ số thu hút sự chú ý: Việt Nam dẫn đầu toàn khu vực APAC về chỉ số thu hút sự chú ý, cao hơn chuẩn toàn cầu tới 27%. Đặc biệt, định dạng hiển thị trên web di động cỡ trung vượt chuẩn tới 51%, góp phần đáng kể vào kết quả này.
Một số xu hướng nổi bật toàn cầu:
- Tính phù hợp thương hiệu: Tỷ lệ vi phạm toàn cầu giảm 15% so với năm trước, trong đó các vi phạm thuộc danh mục “Nội dung không phù hợp” chiếm đến 65% tổng số vi phạm.
- Gian lận quảng cáo và Lưu lượng truy cập không hợp lệ (SIVT): Mức độ gian lận và lưu lượng không hợp lệ toàn cầu giảm 7% so với năm trước. Tuy nhiên, gian lận bot lại gia tăng đáng kể, đặc biệt trong môi trường ứng dụng di động.
- Khả năng hiển thị: Khả năng hiển thị thực tế toàn cầu tăng 3%, đạt mức 70%, nhờ các sáng kiến trong ngành nhằm xử lý vấn đề “tắt sóng TV” trên các nền tảng CTV.
- Các chỉ số thu hút sự chú ý: APAC là khu vực dẫn đầu với chỉ số thu hút sự chú ý cao hơn 14% so với chuẩn toàn cầu là 100, trong khi Bắc Mỹ lại thấp hơn 4%.
Các nhà tiếp thị trên khắp APAC ngày càng ưu tiên các kênh như mạng lưới quảng cáo thương mại, với hơn 20% số người được hỏi tại Ấn Độ và Đông Nam Á cho biết có kế hoạch tăng cường mức đầu tư vào kênh này. Các định dạng có hiệu suất cao như reels và newsfeed thường xuyên đạt hiệu quả vượt mức chuẩn, phản ánh sự chuyển dịch mạnh mẽ về các hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất và kết nối kỹ thuật số.
Cũng trong bối cảnh đó, người tiêu dùng tại APAC hiện dành trung bình 3,5 giờ mỗi ngày để tiêu thụ nội dung trực tuyến, trong đó mạng xã hội là nền tảng chủ đạo. Tuy nhiên, có tới 46% người dùng sử dụng công cụ chặn quảng cáo, và gần một nửa khẳng định họ sẽ ít có khả năng mua hàng nếu quảng cáo của nhãn hàng xuất hiện bên cạnh nội dung sai lệch hoặc phản cảm. Điều này càng củng cố tầm quan trọng của tính phù hợp với thương hiệu và các chiến lược truyền thông phù hợp với ngữ cảnh.
Trong bối cảnh các chiến dịch quảng cáo trở nên phức tạp hơn, Báo cáo Global Insights 2025 của DoubleVerify đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các thương hiệu và nhà tiếp thị tại Việt Nam cũng như toàn khu vực. Bằng cách khai thác dữ liệu chính xác, theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể giảm thiểu lãng phí ngân sách, nâng cao tương tác và đạt được hiệu quả truyền thông rõ ràng, đo lường được.
Để xem báo cáo đầy đủ, vui lòng truy cập: https://doubleverify.com/thong-tin-chuyen-sau-toan-cau-2025-bao-cao-apac/